• Tráo Đá

Tráo Đá

  • Nhà sản xuất: Chưa cập nhật
  • Mã sản phẩm: KB1981
  • Tình trạng: Sách này hết
  • 55.000đ

Tráo Đá

Tác giả: Phùng Kim Trọng
NXB: Quân Đội Nhân Dân
Tình trạng: Sách tốt, 410 trang khổ 14.5X20.5

 

Tiểu thuyết Tráo đá của tác giả Phùng Kim Trọng do Nxb Quân đội Nhân dân vừa phát hành có độ dày trên 400 trang có thể thấy được sự bứt phá rõ rệt của tác giả.
 

Từng biết đến trong làng văn với các tập truyện ngắn: Khúc dạo đầu của binh nhì; Thuốc đắng; các tiểu thuyết: Gió làng; Khoảng trống và nay là Tráo đá. Trung thành với lối viết hiện thực nhưng cũng phải vui mừng thấy một điều, từ hiện thực cuộc sống đến hiện thực văn chương của tác giả Phùng Kim Trọng đã ngày càng là những bước tiến rõ rệt đáng trân trọng.

Tráo đá tập trung mô tả những biến động về đời sống của người dân vùng nông thôn trước sự chuyển biến chung, sự xâm lăng của nền kinh tế thị trường trong những năm đổi mới. Thân phận con người gắn với thân phận mỗi vùng đất từng có khoảng thời gian tĩnh lặng khá dài đứng trước cơ chế thị trường sôi động đã có những biến động ghê gớm, thậm chí ngoài tầm kiểm soát, nhận thức của người dân trên mảnh đất ấy.

Ngay trong lời tựa, nhà văn Viễn Sơn, khi đọc Tráo đá ở dạng bản thảo một cách kỹ lưỡng đã nhận định: “Ăm ắp chi tiết trên bình nguyên tinh thần văn hoá làng và tạo ra những cảnh huống biến động liên tục, không trùng lặp, không dự báo, những tình tiết ai cú, đơn thường của miền văn hoá có tuổi thơ lâu đời và kéo dài vô độ vần vũ theo từng trang giấy, Tráo đá đã trình diễn một cuộc vật lộn tinh thần sống động mà ở đó, ai cũng là người đang sắp giành chiến thắng. Xuyên suốt tác phẩm, tinh thần tự nghi, tự vấn của các nhân vật nối vào nhau, hiển hiện, dẫn dắt nhau ra trình diện thầm kín trước chính mình. Cả làng quê chưa có một ngày được yên bởi những biến động, cuộc vật lộn với cuộc sống đã lộn trái, rồi lộn phải cả cái tốt và cái không tốt, làm cho nền nếp làng từng ngày lại khoe ra cái khuôn mặt mới với từng đau đớn, dữ dội, không chừa một ai”.

Trong Tráo đá, nhiều nhân vật đã được tác giả dày công xây dựng, có hình hài xương thịt, tính cách, điều làm lên thành công của tiểu thuyết hiện thực. Đó là các nhân vật Chu Khởi, Lệ Mai, Tiến Thanh, Thuý Liễu, Nguyễn Tiến Mô… trong một không gian hẹp làng Mùi đã cho thấy khả năng nắm bắt và làm chủ hiện thực cuộc sống phức tạp đang diễn ra trong cái vỏ bọc làng xã đã được tác giả trưng cất thành một hiện thực văn chương điển hình. Có lẽ Tráo đá là một thử thách không nhỏ của tác giả. Để có một hiện thực văn chương điển hình, tác giả hẳn ngoài vốn sống dày dặn của mình thì việc sắp xếp và thể hiện vốn sống ấy bằng ngôn từ là một điều không dễ dàng gì, ấy vậy mà nó đã được thực hiện khá nhuần nhuyễn trong Tráo đá.

Cũng thật công bằng và kỹ lưỡng khi Viễn Sơn nhận xét về Tráo đá trong lời tựa: “Trong khi thế giới đang như dần thu hẹp lại thì làng bỗng lại rộng ra, nối dài dấu vết tinh thần mà những người khác đã duy trì và ràng buộc vào nhau trên vòm cây phả hệ, không ít kẻ đã trở nên lạc lối ngay từ trong ngạch bậc và vai vế của mình. Cũng bình yên như từng vỉa đá của làng, không ham hố vật vã để coi chừng lấm lưng trên “sới cách tân”, rủng rỉnh chi tiết và tháo vát trong triển khai tình tiết, Tráo đá không dễ để cho người đọc giở trang nhảy cóc mà bàn tay không khỏi thấy rơi vào tần ngần, áy náy”.

Nên, tư cách người cầm bút, tôi chúc mừng tác giả Phùng Kim Trọng, bởi một lẽ, ở Tráo đá, từ hiện thực cuộc sống bề bộn, phức tạp, một hiện thực văn chương đã âm thầm, mãnh liệt và cháy sáng lên.

Mới thấy được, những thách thức khôn cùng, những khó khăn tưởng như không có lời giải trên cánh đồng văn chương chữ nghĩa cũng lại luôn là thứ ánh sáng ma mị, dẫn dụ, vẫy gọi ngòi bút các nhà văn.

Còn độc giả Hoàng Anh - Hội Điện ảnh Việt Nam cứ nuối tiếc khi đọc Tráo đá: Tôi đọc tiểu thuyết “Tráo Đá” của Phùng Kim Trọng. Nó lôi cuốn người đọc ngay từ cách đặt tên truyện. Người đọc tò mò muốn tìm hiểu “Tráo Đá” nghĩa là gì? Và phải cố tìm hiểu qua từng trang sách. Lối văn dung dị, cuốn hút, dễ hiểu và rất hấp dẫn. Đọc xong rồi cứ… ngẩn ngơ tiếc vì sách đã hết.

Nhà văn Đặng Văn Sinh thì cho rằng Tráo đá là “một thứ văn thông tấn”. Vấn đề cốt tử đối với người viết không phải là viết cái gì mà là viết như thế nào? Người đọc không quan tâm đến đề tài, chuyện ấy xưa rồi. Vấn đề nêu ra trong tiểu thuyết “Tráo Đá” của Phùng Kim Trọng rất nóng bỏng. Nhưng cách viết nhất là văn của Phùng Kim Trọng thuộc loại văn thông tấn, đọc rất mệt..

Đối với Nhà văn Xuân Mai lại nhìn thấy Làng Việt qua Tráo đá: Văn hóa người Việt gắn liền với làng. Trải qua suốt chiều dài lịch sử sự sâm lấn, áp đặt của ngoại bang, rồi sự thay đổi của thể chế chính trị cũng không làm mất đi những giá trị văn hóa của làng. Vậy mà, kinh tế thị trường đang làm đảo lộn những giá trị tưởng như bất biến của làng. Phải chăng đấy là vấn đề mà tiểu thuyết “Tráo Đá” của Phùng Kim Trọng làm nhức nhối tâm can người đọc.

Gửi Bình luận

Please login or register to review

Xu hướng tìm kiếm: Tráo Đá