• Phong Tục Tập Quán Các Dân Tộc Việt Nam (Bìa Cứng)

Phong Tục Tập Quán Các Dân Tộc Việt Nam (Bìa Cứng)

  • Nhà sản xuất: Chưa cập nhật
  • Mã sản phẩm: KB3584
  • Tình trạng: Sách này hết
  • 320.000đ

Phong Tục Tập Quán Các Dân Tộc Việt Nam

Tác giả: Nhiều tác giả
NXB: Văn Hoá Dân Tộc 2000
Tình trạng: Sách tốt, 1092 trang khổ 16X24

 

Tập sách này dày đến 1.091 trang khổ lớn do các TS, GS Đặng Văn Lung, Nguyễn Sông Thao, Hoàng Văn Trụ tuyển chọn và biên soạn. Với tác phẩm này, lần đầu tiên giá trị văn hóa khu biệt của các dân tộc anh em được sắp xếp theo từng chuyên mục như lễ tết, tục hội, ẩm thực, hôn nhân, tang ma, tín ngưỡng v.v…

Trong Lời nói đầu, PGS-TS Đặng Văn Lung cho biết: “Thập kỷ văn hóa vì sự phát triển” do UNESCO phát động đã mở ra một khái niệm mới: Văn hóa là động lực phát triển. Phát triển không chú ý đến truyền thống, không chú ý đến văn hóa thì dễ lệch hướng và rồi sẽ phải trả với một giá đắc. Nhưng đã nói văn hóa là động lực phát triển thì chúng ta cần có trong tay, trong óc đủ các thứ văn hóa do loài người đã sáng tạo ra, không chấp nê một văn hóa nào thì quan niệm và việc làm của mỗi người mới không thiên lệch” (tr.23).

Với suy nghĩ đó, khi đọc và tìm hiểu về các dân tộc anh em như Brâu, Dao, Sán Dìu, Rục, Xtiêng, Lô Lô v.v… ta càng thấy thú vị. Dù sinh sống hòa bình, chan hòa và làm nên bản sắc chung của đất nước Việt Nam thống nhất, nhưng mỗi dân tộc anh em đều có những giá trị văn hóa riêng.

Chẳng hạn, về tết Trung Thu, trong bài viết của học giả uyên bác Nguyễn Văn Huyên, ta biết thêm tết Trung Thu ngày xưa còn gọi “ngày lễ của người làm ruộng” hoặc “tết của dạm hỏi”… (tr.95); hoặc theo nhà nghiên cứu Toan Ánh, trong các ngày giỗ, lễ hội, tết của người Việt đều có văn khấn và trưng bày các thể văn này (tr.818) - nhưng không chỉ dân tộc Việt mà các dân tộc anh em khác cũng vậy. Qua bài viết của nhà nghiên cứu Khà Văn Tiến, chúng ta được biết chi tiết hơn về “Lục tục” của dân tộc Thái, thí dụ: “Nếu chồng chết, vợ phải kiêng ba năm mới được lấy chồng mới (kiêng mái). Nếu vợ chồng bỏ nhau, vợ phải kiêng ba tháng mới được đi lấy người khác (kiêng hạng)”… (tr. 944). Thông tin thú vị như thế đầy ắp trong bộ sách.Tập sách này có giá trị vì nhiều lẽ, nhưng chúng tôi tâm đắc nhất ở chỗ nhóm biên soạn đã biết chọn, sắp sếp các bài viết của các học giả theo đúng chủ đề để người đọc tiện tra cứu khi cần thiết. Có thể nói đây là một tập hợp tương đối đầy đủ về tài liệu dân tộc được in trong thời gian gần đây.

Gửi Bình luận

Please login or register to review

Xu hướng tìm kiếm: Phong Tục Tập Quán Các Dân Tộc Việt Nam