• Văn Hoá Kinh Doanh Những Góc Nhìn

Văn Hoá Kinh Doanh Những Góc Nhìn

  • Nhà sản xuất: NXB Trẻ
  • Mã sản phẩm: TR0497
  • Tình trạng: Sách này hết
  • 40.000đ

Văn Hoá Kinh Doanh Những Góc Nhìn

Tác giả: Trần Hữu Quang - Nguyễn Công Thắng
NXB: Trẻ 2007
Tình trạng: Sách tốt, 272 trang khổ 14.5X20.5

 

Kinh doanh là tìm kiếm lợi nhuận, hay như nhiều người đã nói, là tối đa hoá lợi nhuận. Nhưng kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận, càng không phải chỉ nhằm tìm kiếm lợi nhuận bằng mọi giá. Có thể nói, cái làm cho hoạt động kinh doanh mang ý nghĩa xã hội tích cực, thậm chí được xem như nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển mạnh mẽ và bền vững chính là nhân tố văn hoá - văn hoá kinh doanh. Chẳng phải ngẫu nhiên mà ngày nay, không riêng gì ở các nước chậm phát triển mà cả ở các cường quốc kinh tế, người ta ngày càng đặt nặng vấn đề tính trung thực trong thông tin về sản phẩm, niềm tin của người tiêu dùng, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội và môi trường sinh thái, hoặc vấn đề lao động ở trẻ em... Ở nước ta, từ khi theo đường lối mở cửa, đổi mới, hoạt động kinh doanh bùng phát đã mang lại những thành quả to lớn cho nền kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, kèm theo đó, thời gian qua cũng xảy ra không ít hiện tượng tiêu cực khiến dư luận phải đặt vấn đề về văn hoá và đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay. Vụ nước tương chứa chất 3-MCPD vượt quá mức cho phép mới đây là một trong nhiều trường hợp điển hình.

Nói đến văn hoá kinh doanh, người ta thường có hai xu hướng: hoặc quá chú trọng đến các sinh hoạt có tính chất bề nổi trong công ty hoặc là thiên về phương diện ý thức đạo đức mà xã hội yêu cầu đối với hoạt động kinh doanh. Thiết nghĩ, văn hoá kinh doanh gồm cả bề nổi lẫn chiều sâu, được thể hiện ở cả hai cấp độ: cấp độ một tổ chức kinh doanh - cụ thể là tổ chức doanh nghiệp, và rộng lớn, là mối quan hệ giữa các tổ chức kinh doanh với nhau, giữa tổ chức kinh doanh vớ các định chế khác, với tập thể người tiêu dùng, với cộng đồng, xã hội... Ở phương diện dễ thấy, đó là cách thức tổ chức, quàn lý hoạt động sản xuất kinh doanh, tinh thần tuân thủ pháp luật, là quy chế làm việc, sinh hoạt... của một công ty; còn tầng sâu của nó là triết lý kinh doanh, là đạo đức nghề nghiệp, chữ tín, cách hành xử nhân văn trong các quan hệ, giao dịch với bên ngoài...

Văn Hoá Kinh Doanh - Những Góc Nhìn gồm 55 bài báo đã đăng trên Thời báo kinh tế Sài Gòn từ năm 2000 đến nay của các tác giả là những nhà nghiên cứu có uy tín trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội học như: Lê Đăng Doanh, Trần Văn Thọ, Tôn Thất Thiêm, Phạm Đỗ Chí… và một số chuyên gia nước ngoài khác.

Nội dung các bài viết được chia thành 4 phần:
Doanh nhân và tinh thần doanh nghiệp
Triết lý kinh doanh
Đạo đức kinh doanh
Văn hóa doanh nghiệp.

Mục Lục:
Lời mở đầu                                                                                                           
Nhà kinh doanh, tinh thần kinh doanh, và đạo đức
kinh doanh: từ Weber đến Schumpeter và Drucker
Trần Hữu Quang                      
                                                                        
*  doanh nhân và tinh thần doanh nghiệp                                        
Định kiến và trách nhiệm                                                                                              
Công Thắng lược ghi                                                                                                  
Doanh nhân - chiến sĩ tiên phong
trong công cuộc chấn hưng đất nước
Lê Đăng Doanh                                 
Cần đặt doanh nhân vào trung tâm điểm phát triển
Trần Xuân Kiêm                               
Nếu không có tinh thần doanh nghiệp...
Công Thắng lược ghi                       
Nuôi dưỡng tinh thần doanh nghiệp
Như Hằng                                           
Tinh thần doanh nghiệp của Akio Morita
Trần Văn Thọ                                    
Nhìn lại “con người kinh tế” Việt Nam
Nguyễn Hữu Liêm
Phạm Đỗ Chí                                     
Làm giàu và giữ của
Võ Tá Hân                                          
Đi tìm những yếu tố tâm lý – xã hội cản trở
tinh thần khởi nghiệp
Trần Hữu Quang                              
Kinh doanh ngày nay đã khác
Nguyễn Vạn Phú thực hiện

*  Kinh doanh có cần triết lý?

Kinh doanh có cần triết lý?
Công Thắng lược ghi

“Doanh nhân cần có triết lý làm giàu”
Công Thắng thực hiện

Tạo lập triết lý kinh doanh
Quốc Vĩnh

Triết lý 3P
Công Thắng lược ghi

Doanh nhân và chữ lợi
Phan Chánh Dưỡng

Quyền lực, cái tôi và thời gian
Công Thắng
Tường Thụy lược ghi

Văn hóa và thời gian
Phạm Vũ Lửa Hạ

Tư tưởng Nho giáo phong kiến và nhà kinh doanh
Trần Hữu Quang

Bài học từ thuyết Trung dung
Ngô Minh Quân

Doanh nhân và phong thủy
Nguyễn Tường Bách

Doanh nhân và triết lý Phật giáo
Trần Hữu Quang

Bushido và tư tưởng kinh doanh ở Nhật
Vĩnh Sính

Doanh nhân trong văn hóa Mỹ
Công Thắng lược ghi

* CHỮ TÍN VÀ Đạo đức kinh doanh

Nói chuyện lòng tin
Trần Trọng Thức

Lạm bàn về chữ tín trong làm ăn
Trần Trọng Thức

Lòng tin trong quản lý
Trần Hữu Quang

Treo đầu dê, bán thịt chó
Lý Hữu Trí

Đạo đức kinh doanh
Tôn Thất Nguyễn Thiêm

Kinh doanh và đạo đức
Lê Ngọc Trà

Nóng bỏng chuyện đạo đức kinh doanh
Phương Quỳnh

Đưa đạo đức vào kinh doanh như thế nào?
Ngô Minh Quân

Đạo đức với đối tác và đối thủ
Lâm Minh Chánh

Thương trường là tất cả cùng thắng
Nguyên Tấn

* Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa trong kinh doanh – chuyện nghề, chuyện người
Lê Ngọc Trà

Bốn điều ghi nhận về văn hóa doanh nghiệp
Nguyễn Quang Vinh

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Nguyễn Thanh Sơn

Thương hiệu - câu chuyện nhân văn
Công Thắng ghi

Tự do hóa thương mại và áp lực đối với môi trường
Đoàn Khắc Xuyên

“Đừng cho ông xã biết”, được không?
Ngọc Trân

Trước hết là tấm lòng
Thư Hoài

Để trở thành “ông chủ tốt nhất”
Văn Nhật.

Gửi Bình luận

Please login or register to review

Xu hướng tìm kiếm: Văn Hoá Kinh Doanh Những Góc Nhìn