• Hậu Hắc Học

Hậu Hắc Học

  • Nhà sản xuất: Quỳnh Mai
  • Mã sản phẩm: KB3238
  • Tình trạng: Sách này hết
  • 90.000đ

Hậu Hắc Học

Tác giả: Lý Tôn Ngô
NXB: Đà Nẵng 2010
Tình trạng: Sách tốt, in 500 quyển 232 trang khổ 17X25

 

Mục lục:

Lời giới thiệu của Saigonbook

Lời tựa

Lời bạt

Phần 1. Hậu Hắc Học

Phần 2. Hậu Hắc Tùng Thoại

Phần 3. Tâm lý và tự học

Phần 4. Hậu Hắc Giáo Chủ truyện

Phần 5. Tác giả tự truyện

 

Trích đoạn trong “Hậu Hắc Học”

   Chúng ta hãy nghiên cứu một chút những việc làm của Lưu Bang. Lịch sử đã ghi : Hạng Vũ hỏi Hán Vương rằng “Thiên hạ đồng đại đã nhiều năm, quanh quẩn vẫn là những chuyện về hai ta, tôi quyết đánh một trận thư hùng với Hán Vương”. Hán Vương cười nói rằng: “Ta thà đấu trí, chứ không đấu lực.”. Hai chữ “cười tạ” không phải là “Hậu” thì là gì nữa? Về sau cắt đất Hồng Câu để giảng hòa giữa Hán và Sở. Hạng Vũ đã đem Lã Hậu Thái Công trả lại, dẫn quân quay về phía đông. Hán Vương bổng nhiên vứt bỏ lời thề, đem đại quân đuổi theo sau Hạng Vũ, bức tử Hạng Vũ ở Ô Giang, không phải là Hắc thì còn là gì ?  Khi lưu Bang gặp Lang Sinh vào lúc hai hầu gái đang rửa chân cho Lưu Bang, Lang Sinh trách ông ta là kể bề trên, ông ta lập tức không rửa chân nữa mà đứng dậy tạ lỗi. Thử hỏi hai chữ “tạ lỗi” từ đâu ra vâỵ? Còn bố đẻ của ông ta, ông ta đứng bên bàn thờ đặt một cốc nước cặn, còn đối với con gái thì ông ta lại rất thô lỗ, khi quân Sở truy đuổi tới, ông ta có thể đẩy con gái xuống xe; về sau lại giết Hàn Tín, giết Bành Việt “được cung quên ná, được vả bỏ xung”, thử hỏi tâm địa của Lưu Bang là trạng thái gì vậy, đâu được như Hạng Vũ “Lòng nhân ái của người vợ, cái dũng của người chồng”, quả là không phải là hạng hiếm thấy sao ?
   Tư chất trời phú của Lưu Bang khá tốt, học lực lại sâu, đả phá tất tật năm đạo luân thường từ xưa truyền lại: vua tôi, cha con, vợ chồng, bạn bè, rồi quét sạch những điều lễ nghĩa, liêm sỉ, cho nên có thể thu phục được đám anh hùng khác, thống nhất đất nước, xây dựng nhà Hán kéo dài tới bốn trăm mấy chục năm sau. Cho đến khi bộ mặt dày, tâm địa đen tối của ông ta bị tiêu hủy thì hệ thống nhà Hán mới tiêu vong.
   Thời kỳ Hán, Sở có một người mặt rất dày, tâm địa không đen tối, chung qui lại thất bại, người ấy là ai ? đó là Hàn Tín mà ai nấy đều đã biết. Đã chịu cái nhục là chui qua háng người ta, mức độ trơ trẽn không kém gì Lưu Bang. Song ông ta lại thiếu chữ “ Hắc”. Khi ông ta làm Tề Vương, nếu ông ta nghe lời Băng Thông, thì quí hóa biết bao, nhưng ông ta lại khăng khăng nhớ tới ân huệ nhường cơm sẻ áo của Lưu Bang nên nói “Mặc cơm áo của người ta, phải nghĩ tới người cho mình, ăn cơm của người ta cho, thì phải làm việc gì cho người ta dù có chết”. Về sau chuyện xảy ra ở nhà Trường Lạc Chung khiến ông ta đầu lìa khỏi cổ, di hại tới cả chín họ. Thật là mình làm mình chịu.
   Đồng thời lại có một người nữa, tâm địa đen tối, bộ mặt thì không dày cũng  chịu thất bại. Người này thì ai nấy cũng biết,họ Phạm tên Tăng. Phạm Tăng thì tâm địa đen tối cũng từa tựa như Lưu Bang, tìm trăm phương ngàn kế, chỉ mong dồn Lưu Bang vào chỗ chết, chỉ có một bộ mặt không trơ trẽn, nhưng lại nóng tính. Hán Vương dùng kế của Trần Bình. Bi li gián với vua nước Sở, Phạm Tăng đùng đùng nổi giận tìm cách bỏ đi, về đến Bành Thành, bị ung nhọt sau lưng rồi chết.  Phàm những người làm việc lớn lại giữ cái tính khùng nóng nẩy như vậy? “Phạm Tăng mà không ra đi, Hạng Vũ mà không chết”, nếu họ có thể nhẫn nại một chút, những sơ hở của Lưu Bang vốn có rất có thể tiến công dễ dàng. Phạm Tăng phẫn chí bỏ cuộc, vất đi tất cả sinh mệnh của ,mình, cả giang sơn của Hạng Vũ, vì không nhận nại được việc nhỏ, đã làm hỏng việc lớn.
   Nghiên cứu những sự việc nói trên, học vấn về Hậu Hắc Học là như vậy, phương pháp rất đơn giản, dùng đến lại rất thần diệu, dùng ít hiệu quả nhỏ, dùng nhiều hiệu quả lớn. Tôi nói “Sách Trung Dung của Nho Gia phải nói đến “ Vô thanh vô xú” mới đạt được. Những người theo đạo Phật phải đạt tới mức “Bồ Đề không còn là cây, gương sáng không cần treo” mới đạt tới chính quả. Huống hồ Hậu Hắc Học là bí quyết mà từ thiên cổ không truyền lại, đương nhiên phải học làm tới mức “vô hình vô sắc”, mới đạt tới đỉnh điểm được.
 Tóm lại từ thời Tam đại cho tới ngày nay, các vương hầu, tướng soái, các hào kiệt, thánh hiền, nhiều đến nỗi không sao kể xiết, cứ đem việc làm của họ khắc thấy, không có gì nằm ngoài những điều ấy. Sách có ghi chép đầy đủ cả, sự thật cũng khó nói sai. Các độc giả có thể theo con đường mà tôi đã chỉ tự đi tìm lấy, tự nhiên sẽ thấy ngọn ngành phải trái, đạo lý rõ ràng.

Gửi Bình luận

Please login or register to review

Xu hướng tìm kiếm: Hậu Hắc Học